Các dự án khí sinh học

Dự án BioRist (02/2016 – 01/2019) tập trung vào việc phát triển một quá trình xử lý mang tính đột phá và có khả năng ứng dụng thực tiễn nhằm lên men rơm vạ và chuyển hóa xenlulo thành khí sinh học.

Trong dự án này, một công trình khí sinh học thử nghiệm đã được lắp đặt và vận hành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam và hệ thống này được vận hành nhằm đồng lên men rơm rạ và phân bò. Trong thời gian vận hành, hệ thống này cho thấy đây là quy trình mới, rất tiềm năng trong việc tạo năng lượng sạch, giảm phát thải khí metan và cung cấp nguồn phân bón hưu cơ có giá trị về mặt kinh tế. Các yếu tố kỹ thuật và sản phẩm từ quy trình này có thể kết hợp với các điều kiện địa phương và các tiền đề để tích hợp trong chuỗi giá trị bổ sung của khu vực.


Dự án BioRist tập trung các mục tiêu sau:

  • Phát triển công nghệ mới để sản xuất khí sinh học từ rơm rạ
  • Lắp đặt và vận hành công trình khí sinh học thử nghiệm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
  • Nghiên cứu các chuỗi giá trị nông nghiệp địa phương theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
  • Kiểm kê phát thải khí nhà kính từ một số hoạt động nông nghiệp


Dự án UKAVita (11/2017 – 5/2018) tập trung vào các vấn đề và các giải pháp cải thiện các công trình khí sinh học ở Việt Nam và chuyển giao công nghệ khí sinh học từ CHLB Đức. Một trong các mục tiêu của dự án là tạo một mạng lưới liên kết trực tuyến về lĩnh vực khí sinh học ở Việt Nam nhằm cung cấp và chia sẻ các thông tin hữu ích có liên quan. Mạng lưới này sẽ nơi trao đổi các kiến thức về khi sinh học, hợp tác nghiên cứu và tìm giải pháp đối với các rào rản hiện nay mà công nghệ sính học ở Việt Nam đang phải đối mặt.


Công nghệ khí sinh học là một giải pháp không chỉ làm giảm gánh nặng môi trường gây ra bởi lượng rác thải hữu cơ và rác thải nông nghiệp ở Việt Nam mà còn sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, một số thách thức đối với công nghệ này vẫn còn tồn tại như: sự rỉ sắt trong công trình cũng như trong các thiết bị sử dụng khí sinh học do sự tồn tại của khí H2S, sự thất thoát khí do các hạn chế trong quá trình thiết kế và xây dựng, việc xả thải các các chất dinh dưỡng vào đất, nước mặt và nước ngầm do không có hệ thống xử lý chất thải đầu ra của công trình khí sinh học. Ở CHLB Đức, sau nhiều năm phát triển, công nghệ sinh học đã đạt được những thành tựu về mặt hiệu suất và thân thiện với môi trường. Những kinh nghiệm này sẽ rất hữu ích để nâng cao và phát triển ngành khí sinh học ở Việt Nam. UKAVita là dự án hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức – Sự thích ứng của các công trình khí sinh học ở Việt Nam về mặt môi trường và khí hậu.


Dự án hỗ trợ sự hợp tác giữa các bên liên quan thông qua Mạng lưới Khí sinh học Việt Nam với các mục tiêu sau:

  • Thực hiện các dự án tương lai trong lĩnh vực khí sinh học
  • Thiết lập một nền tảng trực tuyến cung cấp các thông tin về công nghệ khí sinh học và tiềm năng sinh khối của Việt Nam
  • Tổ chức các hội thảo tương tác